MASIGNASUKAv102
6510051498749449419

Lạm dụng nhà kính | 7 Hậu quả siêu to khủng lồ

Lạm dụng nhà kính | 7 Hậu quả siêu to khủng lồ
Add Group
16 tháng 1
Nhà kính (nhà màng) là một thành tựu khoa học nổi bật mạnh mẽ, là cậu bé vàng trong làng nông nghiệp Israel, là điểm nhấn trong nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ... Nhưng vì nhiều lý do nhà kính (nhà màng) đang bị lạm dụng và dẫn đến những hậu quả "siêu to khổng lồ" 🤣.

LẠM DỤNG NHÀ KÍNH (NHÀ MÀNG) | 7 HẬU QUẢ SIÊU TO KHỔNG LỒ KHÓ LÒNG TRÁNH KHỎI

Mỗi lần xem báo hay tin tức liên quan đến nền nông nghiệp tại Đà Lạt mộng mơ thì khó mà tránh khỏi những khung cảnh trắng xóa của nhà kính nhà màng 😐. Tuy chưa đi Đà Lạt bao giờ nên mình cũng chưa biết là nhà kính nhà màng đã lan rộng đến cỡ nào nhưng mình chỉ biết rằng nhà kính nhà màng ở Đà Lạt là nhiều nhất nước.


Những vùng nông nghiệp có mật độ nhà kính được thống kê có diện tích và mật độ lớn nhất ở Đà Lạt là Phước Thành, Vạn Thành Thái Phiên. Vậy tại sao nhà kính nhà màng lại nhanh chóng lan rộng như vậy chỉ trong thời gian ngắn thì ở bài viết này mình sẽ đi phân tích rõ hơn về thành tựu khoa học này 👍.

“Tư duy thấp với cao là như thế nào? Nếu ở những nơi mình biết tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên bằng việc ứng dụng những công nghệ tưởng là thấp, nhưng kết quả lại rất tốt, thì sao? Ở một khía cạnh nào đó, thì nó còn cao hơn công nghệ cao” - TS. Trương Bình Nguyên, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp, Trường Đại học Đà Lạt

NHÀ KÍNH (NHÀ MÀNG) LÀ GÌ?

NHÀ KÍNH (NHÀ MÀNG) LÀ GÌ?

Nhà kính là công trình thường có cạnh và mái làm bằng kính (hoặc vật liệu tương tự) dùng để trồng rau quả để tránh tác động nhất thời của thời tiết như mưa to gió mạnh. Vì nhà kính có mái và tường bằng kính hoặc nhựa nên chúng có khả năng tự nóng lên do bức xạ nhìn thấy được của mặt trời khi đi qua lớp kính trong suốt bị hấp thụ bởi thực vật, đất đai và những thứ khác bên trong nhà kính. (theo wikipedia)
Nhà kính thường được phân chia thành hai loại, nhà bằng kính và bằng nhựa. Nhựa được sử dụng chủ yếu là polyetylen, polycacbonat hoặc PMMA poly(methyl methacrylate).

Đa phần chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà màng là thép mạ kẽm.

NHIỆM VỤ CHÍNH ĐÁNG DUY NHẤT CỦA NHÀ KÍNH

NHIỆM VỤ CHÍNH ĐÁNG DUY NHẤT CỦA NHÀ KÍNH

Nhiệm vụ chính đáng duy nhất của việc sử dụng nhà kính không phải để hạn chế côn trùng, bệnh tật... không phải sử dụng nhà kính để trồng cây trái vụ (Hoa quả trái mùa nguy cơ có hại cho sức khỏe) không phải để làm nông nghiệp sạch, nông ghiệp công nghệ cao... mà là để TẠO MÔI TRƯỜNG CỤC BỘ 😉.

Tạo môi trường cục bộ là tạo ra một môi trường nhỏ (môi trường nhà kính) nằm trong một môi trường lớn (môi trường địa phương) nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh để cây thích nghi dần dần trước khi ra môi trường bên ngoài nhà kính hoặc để cách ly cây với môi trường ngoài.
NHIỆM VỤ CHÍNH ĐÁNG DUY NHẤT CỦA NHÀ KÍNH

Những ngày đầu tiên lúc mà việc sử dụng nhà kính còn nhỏ lẻ chưa được phổ biến như ngày nay, người ta thường làm một cái nhà kính nho nhỏ để ươm những mầm cây mới chớm nở và yếu ớt. Từ đó chúng sẽ lớn lênđược huấn luyện dần để thích nghi với môi trường khắc nghiệt bên ngoài nhằm giảm tỷ lệ cây chết.

Việc tạo môi trường cục bộ không chỉ để ươm cây, giúp cây thích nghi dần với môi trường bên ngoài mà còn là một môi trường cục bộ cách ly giúp trồng được cây ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt 😀.

NHIỆM VỤ CHÍNH ĐÁNG DUY NHẤT CỦA NHÀ KÍNH

Ví dụ như những vùng đất nghèo dinh dưỡng, khô cằn, thực vật không thể sống nổi, việc trồng cây ở đây sẽ cực kỳ khó khăn. Nếu ta làm nhà kính ở đây và cung cấp nước, chất hữu cơ và các thiết bị máy móc vào nhà kính thì có thể tạo ra lương thực tại vùng đất đó 🤗.

Không những thể nếu ta canh tác trực tiếp trên nền đất trong nhà kính này thì đất cũng sẽ được cải tạo dần dần và ngày càng màu mỡ hơn, giúp cây phát triển mạnh tại đó và rồi ta chuyển nhà kính sang vị trí khác, làm giàu vùng đất khác, có thể gọi đây là gieo mầm trên sa mạc.

Alright, chốt lại thì nhiệm vụ của nhà màng là tạo môi trường cục bộ nhằm giúp cây thích nghi dần trước khi đem ra trồng ở môi trường ngoài hoặc để tạo môi trường cách ly giúp con người có thể canh tác ở những vùng đất khắc nghiệt 😍.

Nhà kính Đà Lạt

Không biết từ khi nào mà một hệ thống công nghệ dùng để đối phó với khí hậu khắc nghiệt như vùng đất khắc nghiệt Israel lại được áp dụng trên vùng đất với khí hậu nhiệt đới gió mùa màu mỡ "rừng vàng biển bạc" như Việt Nam, nghe xong mà giống như người khỏe mạnh mà lại đi truyền nước vậy 😆.

Bình luận về nhà kính

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, nêu ý kiến: “Đà Lạt là vùng đất có khí hậu ôn đới, thổ nhưỡng lý tưởng, rất thích hợp trồng rau, hoa. Có thể trồng ngoài trời, thuận theo tự nhiên, sao phải trồng trong nhà kính?

TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG NHÀ KÍNH

TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG NHÀ KÍNH

Vậy khi sử dụng nhà kính không đúng với mục đích, nhiệm vụ chính đáng của nhà kính thì sẽ đem lại hậu quả như thế nào thì thật sự là không kể hết được, nhưng mình sẽ liệt kê "sương sương" những hậu quả trước mắt, còn những hậu quả sau đó thì các bạn sẽ dễ dàng nhận ra:
  1. Đánh mất nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam: "Nông nghiệp truyền thống đẻ ra nền văn minh của một dân tộc, họ là những người tạo lập ra nền văn hóa từ hát tuồng, hát chèo, cải lương… Nền nông nghiệp nhà kính liệu có tạo ra được điều đó không? Chúng ta không cẩn thận thì quá trình hội nhập sẽ nuốt chửng một nền văn hóa, tiêu diệt một nền văn minh" - TS Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói.
  2. Làm giảm đa dạng sinh học và đánh mất giống cây bản địa: Việc xây dựng nhà kính đang tàn phá rừng và loại bỏ các giống cây bản địa chỉ để canh tác những loại cây ngắn ngày như rau, củ, hoa... ngoại nhập, không những thế những loài động vật chim thú và côn trùng sẽ bị giảm vì không có thức ăn và nơi cư trú.
  3. Gây ô nhiễm môi trường, gia tăng hiệu ứng nhà kính: Sản xuất và thải nhựa ra môi trường, tàn phá rừng, sử dụng phân bón, thuốc công nghiệp tổng hợp, sử dụng điện và nhiên liệu hóa thạch, sử dụng các máy móc, thiết bị được sản xuất công nghiệp.
  4. Không thể bảo vệ con người khỏi các thiên tai của tự nhiên: Có nhà kính thì không lo nắng mưa, rau hoa có năng suất cao, nhưng lúc nắng thấy nóng hơn, lúc mưa thì dễ ngập hơn, chưa nói đến gió lốc, bão lũ (mênh mông toàn là nước êiii) và biến đổi khí hậu ngày càng dữ dội hơn.
  5. Tạo không khí ngột ngạt cho môi trường xung quanh: Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài nóng lên người ta phải làm mát bên trong nhà kính. Và lúc đó hơi nóng từ hàng ngàn nhà kính sẽ tỏa ra xung quanh hâm nóng bầu khí quyển. Và như thế nhiệt độ khu vực có nhà kính sẽ tăng lên.
  6. Cây thích nghi kém với môi trường ngoài: Nếu được trồng hoàn toàn trong nhà kính, ít chịu tác động từ môi trường ngoài nên cây sẽ đẹp một cách lung linh nhưng cực kỳ yếu ớt.
  7. Gây hại cho người canh tác: Tuy được trồng trong nhà kính nhưng việc phun thuốc hóa học độc hại vẫn được phun đều đặn như thường.

CẬP NHẬT (21/9/2019):  tuoitre.vn  - Trồng rau, hoa dùng nhà kính: công nghệ cao hay hóa chất?

CẬP NHẬT (26/9/2019):

Tây Nguyên lại tiếp tục bị ngập


"Cây cối cũng như con người vậy, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện ngắn để bạn dễ hiểu hơn.

Có 2 cậu bé bằng tuổi nhau nhưng sinh ra ở 2 gia đình khác nhau. Cậu A được lớn lên trong nhung lụa, gia đình luôn luôn bao bọc, cậu bé này ít được ra ngoài chơi vì bố mẹ luôn sợ bụi bẩn nắng mưa, vì thế quần áo của cậu luôn sạch đẹp và tươm tất, tay chân không bị xước xát do đùa nghịch, da dẻ trắng trẻo mịn màng. Ngược lại với cậu A, cậu bé B sinh ra trong một gia đình bình thường, từ bé đã được tự do nô đùa chạy nhẩy cùng với bạn bè bên ngoài, vì thế quần áo của cậu luôn bị lem luốc bẩn, chân tay thì thường xuyên chầy xước, da thì xạm màu vì phơi nắng tắm mưa.

Ở 2 cậu bé này rõ ràng ta sẽ thấy có sự đối nghịch hoàn toàn, cậu A suốt ngày bị nhốt trong nhà ăn xong lại ngủ, vì thế cậu ta sẽ bụ bẫm và luôn sạch đẹp, tạm gọi là “công tử bột”. Tuy nhiên, trên thực tế khi thoát khỏi sự bao bọc của gia đình, cậu A sẽ hoàn toàn không có khả năng chống chọi lại với những tình huống bên ngoài, hơn nữa sức đề kháng của A sẽ rất yếu nên rất dễ ốm. Chắc hẳn bạn sẽ biết cậu bé B ngược lại rồi đúng không, tuy vẻ ngoài của cậu ta có vẻ nhám nhem và lôi thôi, nhưng ngược lại B lại có sức khoẻ rất tốt và sự thích nghi với mọi tình huống bên ngoài khi không còn trong vỏ bọc của gia đình" - Nguồn: noth.garden


Bà Nguyễn Thị Huệ, chủ doanh nghiệp Kim Bằng, một trang trại rộng 4ha, chuyên cung cấp rau củ cho các chuỗi khách sạn năm sao và các của hàng thực phẩm cao cấp, đã canh tác ở Đà Lạt 30 năm nay, chia sẻ rằng nước ngầm ở đây ngày càng khan hiếm.

TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG NHÀ KÍNH

"Nhà kính nếu xây dựng tràn lan thì sẽ gây 3 tác động tiêu cực cho môi trường: Tăng nhiệt độ môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng đất và ô nhiễm nguồn nước." - Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, là người đang thực hiện nghiên cứu về hệ sinh thái Đà Lạt và các vùng liên quan cho biết.
Sập nhà màng ở Đà Lạt

"Về lý thuyết thì những vùng đất có nhà kính hệ số thấm nước bằng không. Có nghĩa mưa đổ xuống thì rơi trên những tấm nilon và đổ ào ào ra suối. Nước không có thấm vào đất giọt nào hết. Mưa to vậy nhưng bên trong nhà kính đất khô ran, kiểu như mình mặc áo mưa đi dưới trời mưa vậy. Lượng nước không thấm được, đổ ra suối trong thời gian ngắn, khiến nước dâng cao đột ngột tạo lũ với tốc độ chảy mạnh." Tiến sĩ Tuấn nhấn mạnh: "Về lâu dài, khi sinh thái bị ảnh hưởng rõ hơn thì chất lượng nông nghiệp sẽ suy giảm."




TẠI SAO NHÀ KÍNH NGÀY CÀNG BỊ LẠM DỤNG

Theo TS.Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam: “Nhiều người nhầm lẫn việc làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nhà kính, nhà lưới, màng bọc nên tình trạng nhà kính phát triển tràn lan gây biến đổi khí hậu, hệ sinh thái TP.Đà Lạt. Nhà kính, về cơ bản chỉ có tác dụng với những vùng thổ nhưỡng khắc nghiệt...”.
TẠI SAO NHÀ KÍNH NGÀY CÀNG BỊ LẠM DỤNG

Ngoài ra dưới đây là một số ý kiến của bản thân mình về việc tại sao nhà kính ngày càng tăng một cách vô tội vạ trong những năm qua:
  1. Chạy theo trào lưu nào là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao,... Lấy cớ để quảng cáo, gắn mác chứng nhận... Sạch hay không thì phụ thuộc vào người canh tác và sản phẩm sẽ được bán với giá cao hơn.
  2. Nếu có một khu đất ngoài trời mà xung quanh toàn là nhà kính nhà màng thì các loài côn trùng, chim chóc sẽ ăn ở đâu? Thôi bọc màng luôn cho an toàn.
  3. Đa số nhà kính là các công ty lớn thuê đất của nông dân, nếu được thuê và có tiền cho thuê hàng tháng dại gì không cho thuê.
  4. Vì trồng độc canh, thâm canh các loại rau, củ, hoa ngắn ngày, kém đa dạng cây trồng đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây lâu năm... nên mới sợ bệnh dịch lan nhanh, côn trùng phá trụi, thời tiết quét sạch thì buộc phải dùng nhà màng, nhà lưới thôi.
  5. Việc khuyến khích Đà Lạt phát triển theo hướng “chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao” và những nông dân, doanh nhân gắn bó với ghề trồng trọt mặc nhiên làm theo mô hình “trồng trong nhà kính” dẫn đến tình trạng TP. Đà Lạt toàn nhà kính, bao phủ khắp nơi đã biến thành phố này vốn được ví như nàng công chúa diễm kiều trở nên nhem nhuốc, mất hẳn vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy vốn có. - Nhà báo Ngọc Hà
  6. Không có nhà kính, hoa không đủ chuẩn: "Quen rồi. Với lại hoa bây giờ cần to đẹp kiểu công nghiệp, mình không trồng trong nhà kính thì không đủ chuẩn và không bán được cho ai" - Ông Hồ Thanh Hoàng nói (50 tuổi, nông dân làng hoa Vạn Thành, phường 5).
  7. Canh tác độc canh cây ngắn ngày sẽ khó khăn hơn vì không có nhà kính bảo vệ cây và người canh tác.

"Gần như tất cả các loại cây đều trồng trong nhà kính, sản xuất rau, hoa trong nhà kính thực chất là công nghiệp chứ không còn là nông nghiệp. Đã là công nghiệp thì tác động đến môi sinh không hề nhỏ. Do đó, phải quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng nhà kính như quản lý công nghiệp" - Ông Minh (tổng thư ký Hiệp hội Cây trồng Việt Nam ).
Thiệt hại nhà kính nhà lưới
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
(...) Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trở thành một phong trào lan tỏa mạnh mẽ (...) không phải từ đề xuất của nhà nước mà khởi đầu từ những doanh nghiệp nước ngoài và sau đó phần lớn dựa vào người nông dân Lâm Đồng “chịu chơi” (...) “Chịu chơi” là bởi để đầu tư cho nhà kính không hề rẻ, cả tỉ đồng/ha, chưa tính hệ thống tưới và châm dinh dưỡng hay những công nghệ khác (...) Hơn nữa, cho đến gần đây, những tài sản này không có giá trị thế chấp ngân hàng. Nhiều người nói với chúng tôi, nếu thất bại, nhà kính nhà lưới của họ chỉ là đống sắt vụn, nhưng họ vẫn cầm cố nhà cửa, vay vốn ngân hàng để đầu tư. - bà Võ Thị Hảo, giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Lâm Đồng cho biết.
Còn đâu một Đà Lạt đẹp xinh, tươi xanh, đầy sức sống với cỏ cây, hoa lá, rừng thông - những gam màu xanh, đỏ, tím, hồng... rực rỡ sắc màu như reo vui, đón chào du khách? Giờ đây, chỉ cần qua khỏi nội ô thành phố bán kính 3-4km, đi đến đâu cũng chỉ thấy toàn một màu trắng đục của nhà kính bao phủ khắp các cánh đồng, thung lũng, tẻ nhạt và chán ngắt!
CẬP NHẬT (20/9/2019):

CẬP NHẬT (1/10/2019):

 Tài liệu tham khảo: 

Chúc các bạn Bình an - Hạnh phúc - Thành công

Kiến thức căn bản nhất về nông nghiệp: Những bài học từ thiên nhiên

Kiến thức nên biết trong cuộc sống: Ăn sạch sống khỏe | Cảnh báo an toàn sống | Thương trường muôn mặt

Nếu đây là lần đầu bạn đến website này thì mình có ít quà gửi bạn, bạn nhấn vào đây để lấy quà nha: Nhận quà 🎁

Nếu có câu hỏi gì liên quan đến bài viết trên thì bạn cứ bình luận ở bên dưới nhé.

Nếu bạn có sao chép nội dung bài viết này thì đặt giúp mình Hashtag: #tailieuhcmus hoặc Nguồn: tailieuhcmus.blogspot.com nhé.

Cảm ơn bạn đã xem 😀. 

Tài Liệu HCMUS

Nếu có câu hỏi liên quan đến bài viết trên thì bạn có thể đặt câu hỏi ở phần bình luận bên dưới nhé. Và nếu bạn sao chép nội dung bài viết này mong bạn sẽ đặt giúp mình Hashtag: #tailieuhcmus hoặc Nguồn: www.tailieuhcmus.blogspot.com nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.